Cây Ba kích: Công dụng, Thành phần hóa học, Lưu ý khi dùng

Cây ba kích là loại thảo dược quý được ứng dụng rộng rãi trong cả y học truyền thống lẫn y học hiện đại.

Vậy ba kích có những công gì? Những ai nên sử dụng ba kích? Khi sử dụng cần lưu ý gì không? Hãy cùng quaythuoctay.com đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!

1. Giới thiệu về cây ba kích

Cây ba kích là loại cây có nguồn gốc từ trung quốc với nhiều tên gọi khác nhau như ba kích thiên, diệp liễu thảo, dây ruột gà,.. Đây là cây dây leo, dạng thân thảo, thân non màu tím, thân mảnh, có nhiều lông mịn, phía sau nhẵn

Cây Ba Kích có phần rễ, hoa, lá, quả đều có thể  dùng làm thuốc. Trong Đông Y rễ cây Ba Kích thường được sấy khô, cát thành đoạn ngắn trước khi dùng làm thuốc.

giới thiệu về cây ba kích

Hiện nay, ba kích được trồng nhiều ở Việt Nam như ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng sươn, Hà Giang. Đặc điểm của dược liệu là:

  • Rễ cây Ba Kích có hình trụ tròn, độ dài phụ thuộc vào kích thước của cây. Mỗi củ có đường kính từ 1 – 3 cm.
  • Bên ngoài lớp vỏ cứng, sần sùi có màu vàng xám, vỏ nhăn có vân dọc.
  • Phần lõi bên trong rễ cây có màu hồng nhạt với tâm màu nâu vàng.
  • Củ cây Diệp Liễu Thảo rất dễ bóc vỏ, không có mùi, vị ngọt hơi chát.

2. Thành phần hóa học có trong cây ba kích

Theo các nghiên cứu hiện đại thì cây ba kích có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là trong các bệnh lý phong thấp, bổ thận, tăng cường sinh lý nam giới.

  • Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether
  • Gentianine
  • Choline
  • Trigonelline
  • Carpaine
  • Gitogenin
  • Tigogenin
  • Quercetin
  • Luteolin
  • Vitamin B1
  • Vitamin C
  • Phytosterol
  • Acid hữu cơ

3. Cây ba kích có những công dụng gì?

Ba kích là dược liệu có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chính vì thế, thảo dược này được dùng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

công dụng cây ba kích

  • Theo y học cổ truyền

Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý: Các sách y học cổ truyền ghi tác dụng của Ba kích là ôn thận, tráng dương, ích tinh. Vì thế, trong dân gian người ta đã sử dụng thảo dược này để ngâm rượu nhằm cải thiện hoạt động sinh dục, khắc phục chứng thận hư

Điều trị mộng tinh, di tinh: Đối với những người yếu sinh lý, thảo dược này không chỉ giúp cố tinh, tăng thời gian quan hệ, chống xuất tinh sớm. Mà còn chủ trị các bệnh mộng tinh, di tinh ở nam giới hiệu quả.

Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp: Đây là một trong những công dụng hàng đầu của Ba kích được ứng dụng rộng rãi trong dân gian. Bài thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp từ Ba kích được cho là hiệu quả nhất là ngâm rượu rồi uống hàng ngày.

Điều trị huyết áp tăng: Trong các bài thuốc Nam trị cao huyết áp từ lâu luôn thấy sự có mặt của Ba kích. Bởi thảo dược này có tác dụng giảm và ổn định huyết áp rất tốt.

  • Theo y học hiện đại

Chống sưng, tiêu viêm hiệu quả: Trong Ba kích có chứa vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa nên thảo dược này dùng để làm lành các vết thương. Đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tấn công và khiến vết thương lan rộng.

Tăng cường sinh lý nam giới: Không chỉ y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh tác dụng này của Ba kích. Đây được coi là tác dụng chính và nổi bật nhất của thảo dược này.

Ba kích có khả giúp cơ thể nam giới tăng testosterone trong máu, cải thiện kích thước dương vật. Nhờ đó giúp bổ sung sinh lực, tăng ham muốn tình dục, phòng ngừa xuất tinh,..

Điều trị đau lưng, đau mỏi xương khớp: Choline trong Ba kích chính là hoạt chất quan trọng giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp. Ngoài ra hoạt chất này còn có khả năng ức chế mạnh mẽ với các tế bào hủy xương, giúp xương luôn chắc khỏe.

Tăng cường sức khỏe: Với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin, việc sử dụng Ba kích không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn cải thiện sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển.

4. Phân loại ba kích

Trong tự nhiên thì ba kích được phân ra làm 2 loại là ba kích tím và ba kích trắng.

  • Ba kích tím: Màu củ có màu vàng sậm, phần thịt bên trong có màu hành tím. Khi ngâm rượu làm cho màu rượu chuyển thành tím sậm.
  • Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm, rượu chuyển màu tím nhạt.

5. Đối tượng nên sử dụng ba kích

Ba kích có trong nhiều thành phần thuốc hay thực phẩm chức năng hiện nay. Theo các chuyên gia , ba kích được khuyến khích sử dụng cho đối tượng sau:

  • Người đang gặp các vấn đề về sinh lý muốn tăng cường khả năng phòng the, kéo dài cuộc “yêu”.
  • Nam giới bị liệt dương, xuất tinh sớm hoặc mắc các chứng di tinh, mộng tinh.
  • Người bình thường muốn bồi bổ sức khỏe, tăng sự dẻo dai.
  • Người đang gặp các vấn đề về xương khớp như: đau lưng, tê nhức bàn chân, mỏi gối,…
  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều, tử cung bị lạnh.
  • Người đang gặp vấn đề về huyết áp tăng cao.

6. Những lưu ý khi sử dụng cây ba kích

Thảo dược này dược liệu quý, tuy nhiên nếu bạn không lưu ý những điều này có thể dẫn đến gây hại cho sức khỏe.

  • Rửa sạch cây Ba kích để loại bỏ hết đất và vi khuẩn trước khi sử dụng.
  • Dùng Ba kích theo liều lượng được khuyến cáo, không dùng quá 15g mỗi ngày.
  • Không nên dùng Ba kích khi đang dùng các loại thuốc chữa bệnh khác.
  • Khi sắc Ba kích nên dùng nồi sứ hoặc nồi đất tuyệt đối không dùng nồi kim loại vì có thể khiến công dụng của thảo dược này bị giảm đi, thậm chí sinh độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Nhớ loại bỏ phần lõi của Ba kích trước khi sử dụng để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trong trường hợp có bị rong kinh hoặc có kinh sớm người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược này.
  • Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, đau đầu người bệnh cần dừng dùng Ba kích ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

Trên đây là những kiến thức về cây ba kích mà chúng tôi tìm hiểu. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!

Bình luận bài viết (1 bình luận)