Vai Trò Của Fe
Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng quan trong của cơ thể. Fe tham gia hầu hết các chuyển hóa của cơ thể. Cấu tạo hồng cầu, vận chuyển O2 và CO2 nuôi sống cơ thể, tạo DNA và Các Enzym.
Trong chuyển hóa bình thường của cơ thể, khoảng 80-90% lượng Fe được tái hấp thu từ lượng hồng cầu già bị phá hủy. Fe được bài tiết qua tuyến mồ hôi và phân,…
Triệu chứng khi thiếu Fe.
Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
Người bệnh cảm thấy mệt, hoa mắt chóng mặt khi đứng lên hoặc ngồi xuống, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực.
Về mặt Lâm Sàng bệnh thiếu máu do thiếu Fe gồm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt.
– Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi….
– Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.
Quaythuoctay.com xin giới thiệu Sản Phậm trong việc điều trị thiếu máu do Fe hiểu quả.
FERLATUM Sản Phậm được lựa chọn đầu tay trong thiếu máu do Fe
Thành phần
Trong mỗi lọ Ferlatum chứa 800 mg Sắt Proteinsucciylate tương đương với 40 mg sắt (Fe)
Chỉ định:
Ferlatum được chị định trong điều trị tình trạng thiếu hụt sắt, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu thứ phát ở người trưởng thành trong các trường hợp mất máu mạn tính, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Chống chỉ định Ferlatum:
– Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh nhân bị hội chứng tế bào nhiễm sắt, bệnh nhân bị chứng nhiễm sắc tố sắt.
– Bệnh nhân thiếu máu tan huyết hay thiếu máu bất sản, thiếu máu do rối loạn hấp thu sắt (thiếu máu do mất chức năng sử dụng sắt).
– Bệnh nhân bị viêm tụy và xơ gan thứ phát do bị nhiễm sắc tố sắt.
Tác dụng phụ Ferlatum
– Rối loạn tiêu hóa : tiêu chảy,buồn nôn ,ói mữa,đau thượng vị rất ít khi xảy ra .Những tác dụng phụ này sẽ giảm dần khi giảm liều và ngưng điều trị.
– Ferlatum có thể gây đổi màu phân thành màu đen hoặc xám đậm.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Liều lượng Ferlatum
– Người lớn: 1-2 lọ/ngày (tương đương 40-80mg sắt (Fe+++)/ngày), hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tốt nhất là uống thuốc trước bữa ăn.
– Trẻ em: 1,5ml/kg/ngày (tương đương 4mg sắt/kg/ngày), hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tốt nhất là uống thuốc trước bữa ăn.
– Thuốc được uống nguyên lọ hoặc pha loãng với một lượng nước lọc vừa phải.
– Thời gian điều trị: điều trị liên tục cho đến khi trữ lượng sắt trong cơ thể trở lại mức bình thường (thường là 2-3 tháng).
– Liều tối đa trong ngày: Những nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tính dung nạp của thuốc đã được tiến hành với những liều như trên (người lớn: 80mg sắt/ngày, trẻ em: 4mg sắt/kg/ngày). Chưa có số liệu về hiệu quả lâm sàng và tính dung nạp của thuốc đối với liều lớn hơn. Liều dùng có thể điều chỉnh theo tuổi và triệu chứng.
Thận trọng khi sử dụng Ferlatum:
Không có lưu ý hay khuyến cáo đặc biệt nào về nguy cơ của sự dung nạp thuốc. Thời gian điều trị không nên quá 06 tháng trừ trường hợp chảy máu kéo dài, rong kinh hay có thai.
– Bất cứ bệnh nào mà nguyên nhân có thể là do thiếu sắt hay thiếu máu thiếu sắt đều phải được xác định một cách chắc chắn và điều trị tới cùng.
– Tương tự những chế phẩm có chứa protein ở dạng sữa, nên sử dụng thận trọng Ferlatum ở những bệnh nhân không dung nạp protein dạng sữa, những bệnh nhân này có thể có những phản ứng dị ứng với thuốc.
– Chế phẩm Ferlatum có chứa sorbitol, do đó thuốc không sử dụng cho những bệnh nhân không dung nạp fructose do di truyền.
– Ferlatum có chứa paraben (natri methyl-p-hydroxybenzoate, natri propyl-p-hydroxybenzoate) có thể gây ra những phản ứng dị ứng chậm phát.
Ferlatum Tương tác với các thuốc khác:
Sắt có thể làm rối loạn sự hấp thu cũng như làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của tetracycline, biphosphonate, kháng sinh quinolone, penicillamine, thyroxine, levodopa, carbodopa, alpha- methyldopa. Nên dùng Ferlatum cách 2 giờ trước hoặc sau khi dùng những thuốc kể trên.
– Sự hấp thu sắt có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời Ferlatum với trên 200mg acid ascorbic hay giảm xuống khi sử dụng đồng thời những thuốc kháng acid.
– Khi dùng đồng thời chloramphenicol có thể làm chậm sự đáp ứng của liệu pháp điều trị dùng sắt.
-Không có báo cáo nào về tương tác dược lý khi sử dụng đồng thời Ferlatum với những thuốc đối kháng histamine H2.
– Những phức hợp có chứa sắt như phosphate, phytates và oxalates có chứa trong nhiều loại rau, sữa, cà phê và trà có khả năng ức chế sự hấp thu sắt. Nên dùng Ferlatum cách 2 giờ trước hoặc sau khi dùng những thức ăn và thức uống kể trên.
SỬ DỤNG Ở PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
– Không có cảnh báo đặc biệt nào đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Trên thực tế Ferlatum được chỉ định điều trị tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra đối với những trường hợp này.
Quá liều Ferlatum:
– Uống liều cao những muối có chứa sắt có thể xảy ra những phản ứng như đau thượng vị, buồn nôn, ói mữa, thổ huyết, buồn ngủ, xanh xao, xanh tím, thậm chí hôn mê.
– Điều trị quá liều bằng cách gây nôn ngay lập tức, tiếp đó, nếu cần thiết, thì phải tiến hành rửa dạ dày đồng thời áp dụng những liệu pháp hổ trợ khác. Ngoài ra nếu cần thiết thì sử dụng những chất có khả năng tạo phức gọng kìm với sắt như desferrioxamine.
Quy cách:
Hộp 10 lọ 15ml
Nhà sx:
Italpharmaco, Ytalya
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.