Xử trí cấp cứu khi bong gân và căng cơ

Xử trí cấp cứu khi bong gân và căng cơ

Ưu tiên trong điều trị bong gân và chấn thương phần mềm là chườm lạnh, băng ép, nâng phần chấn thương cao hơn tim, duy trì trong ít nhất 48 giờ. Mặc dù trước đây chườm lạnh là ưu tiên hàng đầu tuy nhiên bằng chứng nghiên cứu mới nhất gợi ý rằng băng ép nên được thực hiện đầu tiên. Mục đích là để giảm sưng. Nếu sưng không giảm thì đau và áp lực gây hạn chế vận động, dẫn đến teo cơ, gây đau và chậm hồi phục. Chườm bằng túi đá sẽ làm giảm nhu cầu trao đổi chất của các mô, giảm lưu lượng máu, giảm tổn thương các mô và sưng nhưng không ngăn được xuất huyết. Vùng bong gân nên được quấn bằng băng gạc và được giữ bằng băng keo thun. Sau khi vết thương được băng bó và băng ép thì chườm lạnh bằng túi đá, nhằm gây co mạch, ngăn ngừa chảy máu từ các mao mạch bị tổn thương từ đó giảm thiểu vết bầm tím và sưng. Có thể sử dụng túi đá y khoa bán sẵn hoặc trong trường hợp cấp cứu có thể sử dụng cáctúi tự chế. Ví dụ túi đậu Hà Lan đông lạnh là một túi đá chườm tuyệt vời cho đầu gối và mắt cá chân. Vì nó có thể đặt dễ dàng xung quanh các khớp bị ảnh hưởng. Các chi bị tổn thương nên được nâng lên cao để giảm lưu lượng máu tới vùng tổn thương cần được nghỉ ngơi để bình phục. Phương pháp R.I.C.E rất hữu ích trong xử trí bong gân và căng cơ R – Rest (Nghỉ ngơi) I – Ice (Chườm lạnh) C – Compression (Băng ép) E – Elevation (Nâng cao)

bonggan

Chườm Lạnh trong bong gân

Chườm nóng

 Chườm nóng có thể giảm đau. Tuy nhiên, không bao giờ được chườm nóng ngay khi gặp chấn thương, do sức nóng sẽ làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu tới vùng tổn thương, gây phản tác dụng. Sau khi giai đoạn cấp tính đã qua (1 đến 2 ngày sau chấn thương), chườm nóng sẽ có tác dụng. Chườm nóng có thể tạo cảm giác dễ chịu và hiệu quả trong điều trị đau mạn tính ví dụ đau lưng. Bệnh nhân có thể đặt một chai nước nóng, túi giữ nhiệt hoặc đèn hồng ngoại lên vùng đau. Gói giữ nhiệt chứa hỗn hợp các chất hóa học tỏa nhiệt và chỉ dùng một lần. Giữ ấm các cơ và khớp có thể có ích vì vậy nên mặc quần áo ấm, đặc biệt là nhiều lớp mỏng để giữ nhiệt.

Phòng ngừa đau lưng tái phát

Giữ tư thế đúng, nâng đồ đúng cách, giảm cân khi thừa cân, dùng tấm nệm ngủ phù hợp có tác dụng trong phòng ngừa đau lưng tái phát. Nâng cao ý thức về giữ đúng tư thế và chăm sóc cơ thể là quan trọng, có thể tham gia các lớp học để có tư thế đúng (ví dụ kỹ thuật Feldenkrais** và Alexander***). Thừa cân sẽ tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thay đổi cấu trúc và tổn thương (ví dụ chấn thương, đau dây thần kinh tọa). Phần lưng dưới đặc biệt dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của béo phì, ít tập thể dục, làm kém dẻo dai và yếu cơ lưng.
Tác dụng kích ứng của thuốc giảm đau tại chỗ

bonggan1

Nên tránh để chế phẩm chứa thuốc giảm đau tại chỗ tiếp xúc với vùng mắt, miệng, niêm mạc nhầy và bôi lên vùng vết thương hở. Sau khi tiếp xúc có thể gây kích ứng và đau dữ dội. Điều này là do sự xâm nhập của các chất giảm đau qua bề mặt niêm mạc và trực tiếp qua vùng da hở. Sự kích thích khi bôi chế phẩm bôi lên vùng da mỏng và nhạy cảm vì vậy nhiều nhà sản xuất khuyến cáo không nên sử dụng chế phẩm giảm đau tại chỗ cho trẻ em. Vì vậy trước khi sử dụng nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng. Bệnh nhân nên ngừng sử dụng

https://quaythuoctay.com/

Bình luận bài viết (0 bình luận)